Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Họ là những người mang sứ mệnh nối nhịp cầu nhân ái giữa những tấm lòng thiện nguyện và người bệnh cần máu. Đó là các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học -   Truyền máu T.Ư - những “công nhân” tiếp nhận máu và đưa máu tới từng bệnh viện, từng bệnh nhân.
Đón xuân theo cách riêng
Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ tết, nếu như các cơ quan vẫn đang háo hức vui xuân, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới thì các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư lại sẵn sàng với chương trình hiến máu đầu xuân. Đây là hoạt động truyền thống mỗi dịp xuân về  được viện tổ chức từ nhiều năm nay với mục đích khắc phục tình trạng khó khăn về nguồn người hiến máu.

 Điểm mới của ngày hội năm nay là việc chia thành 2 giai đoạn cụ thể: 50% cán bộ, nhân viên đủ sức khỏe hiến máu vào thời điểm cận tết và số còn lại vào ngày đầu tiên sau nghỉ tết. Việc tốt thì dễ nhận được sự đồng thuận, nên năm nay, ngày hiến máu có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội như: Tổng đài thông tin Y tế - Sức khỏe 1062 - Viettel, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã...
GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư - cho biết: “Không chỉ chờ đợi đến khi viện phát động, nhiều cán bộ, nhân viên đã chủ động hiến máu thường xuyên, hiến thành phần máu; nhiều người đã có số lần hiến máu lên tới 30 - 40 lần...”.
 Hễ gọi là lên đường
 Ngày làm việc bình thường của những “công nhân” này nhiều khi bắt đầu từ 5 giờ sáng - lúc những chuyến xe tiếp nhận máu đầu tiên lăn bánh đến các điểm hiến máu tại Bắc Giang hay Nam Định... Hồ hởi nói về công việc của mình, kỹ thuật viên Nguyễn Viết Tùng - nhân viên tiếp nhận máu - chia sẻ: “Chính sự nhiệt tình của người hiến máu khiến chúng tôi thấy mọi vất vả sớm hôm của mình cũng không thấm vào đâu.
Công việc đặc thù, thường phải đi sớm về muộn, nhưng điều thú vị là gắn với cộng đồng, được tiếp xúc với nhiều người và là việc nhân đạo nên luôn thấy tâm mình thanh thản. Chứng kiến hình ảnh những gia đình bố con, mẹ con cùng hiến máu, nhiều người lên lịch hiến máu đều đặn khi đủ điều kiện thì những khó khăn đó cũng không thấm vào đâu so với sự nhiệt tình của người hiến máu.
 
Những chiếc xe vận chuyển máu chuyên dụng sẵn sàng lên đường (ảnh Vương Tuấn)

 Từ tháng 10.2011, thực hiện đề án của Bộ Y tế về “vận chuyển máu tới các bệnh viện trong và ngoài diện bao phủ”, họ lại tiếp tục đồng hành trên những chặng đường mang máu đến bệnh viện, bất kể từ miền núi đến đồng bằng. Anh Nguyễn Văn Bộ còn nhớ như in một lần đưa máu đến Hà Giang, đi từ 8 giờ tối và 2 ngày sau mới trở về viện; lại có những chuyến đi xa gặp sương mù, đường đi rất khó khăn; chuyến đi gần thì gặp trời mưa có nhân viên không may trượt chân ngã... Bất kể thời gian nào trong ngày, hễ nhận được dự trù của các bệnh viện là những “công nhân” này lại sẵn sàng lên đường.
 Bác sĩ Khuất Minh Tiến - Trưởng Khoa Lưu trữ và phân phối máu - chia sẻ: “Số lượng nhân viên của khoa không nhiều, công việc có thể bất chợt, nhiều khi đi quãng đường rất xa, nhưng chỉ cung cấp vài ba đơn vị máu; việc phải ăn trưa dọc đường vào lúc 3 giờ chiều đã trở nên quá đỗi bình thường”. Sinh hoạt cá nhân bị đảo lộn, nhưng hiểu được giá trị của những chuyến xe “nhọc nhằn” đưa máu đến với từng bệnh viện, hiểu rằng cách làm này đang góp phần chủ động hơn trong việc điều tiết máu, mỗi nhân viên cảm thấy ấm lòng với công việc và sứ mệnh của mình.
 Anh Nguyễn Văn Thành - lái xe của viện đã 7 năm nay, từng “dẫn đường” hàng nghìn chuyến xe đến với người hiến máu và bệnh nhân cần máu - cho biết: “Tổ xe chúng tôi chỉ có 11 người, nhưng mỗi năm trung bình vượt quãng đường trên 200.000km, có ngày phải chạy 10 chuyến chuyển máu đến từng bệnh viện. Việc lên đường lúc 12 giờ đêm, hay có lần vừa rời khỏi bệnh viện, nhưng có bệnh nhân cấp cứu chúng tôi lại ngược xe quay trở lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã là chuyện khá quen thuộc”.
 Theo http://laodong.com.vn

Quả thật vận chuyển thì muôn màu muôn vẻ với nhiều kiểu vận chuyển như vận chuyển hàng hóa, chuyển người, chuyển nhà, chuyển văn phòng....và cả chuyển máu.

[B]Họ là những người mang sứ mệnh nối nhịp cầu nhân ái giữa những tấm lòng thiện nguyện và người bệnh cần máu. Đó là các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học -   Truyền máu T.Ư - những “công nhân” tiếp nhận máu và đưa máu tới từng bệnh viện, từng bệnh nhân.[/B]

[B]Đón xuân theo cách riêng[/B]

Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ tết, nếu như các cơ quan vẫn đang háo hức vui xuân, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới thì các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư lại sẵn sàng với chương trình hiến máu đầu xuân. Đây là hoạt động truyền thống mỗi dịp xuân về  được viện tổ chức từ nhiều năm nay với mục đích khắc phục tình trạng khó khăn về nguồn người hiến máu.

 Mỗi khi tổ chức hiến máu ngoại tỉnh là ê kíp lại bắt đầu công việc một ngày mới từ lúc 4h sáng (ảnh Vương Tuấn)

 Điểm mới của ngày hội năm nay là việc chia thành 2 giai đoạn cụ thể: 50% cán bộ, nhân viên đủ sức khỏe hiến máu vào thời điểm cận tết và số còn lại vào ngày đầu tiên sau nghỉ tết. Việc tốt thì dễ nhận được sự đồng thuận, nên năm nay, ngày hiến máu có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội như: Tổng đài thông tin Y tế - Sức khỏe 1062 - Viettel, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã...

GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư - cho biết: “Không chỉ chờ đợi đến khi viện phát động, nhiều cán bộ, nhân viên đã chủ động hiến máu thường xuyên, hiến thành phần máu; nhiều người đã có số lần hiến máu lên tới 30 - 40 lần...”.
Hễ gọi là lên đường
 Ngày làm việc bình thường của những “công nhân” này nhiều khi bắt đầu từ 5 giờ sáng - lúc những chuyến xe tiếp nhận máu đầu tiên lăn bánh đến các điểm hiến máu tại Bắc Giang hay Nam Định... Hồ hởi nói về công việc của mình, kỹ thuật viên Nguyễn Viết Tùng - nhân viên tiếp nhận máu - chia sẻ: “Chính sự nhiệt tình của người hiến máu khiến chúng tôi thấy mọi vất vả sớm hôm của mình cũng không thấm vào đâu.

Công việc đặc thù, thường phải đi sớm về muộn, nhưng điều thú vị là gắn với cộng đồng, được tiếp xúc với nhiều người và là việc nhân đạo nên luôn thấy tâm mình thanh thản. Chứng kiến hình ảnh những gia đình bố con, mẹ con cùng hiến máu, nhiều người lên lịch hiến máu đều đặn khi đủ điều kiện thì những khó khăn đó cũng không thấm vào đâu so với sự nhiệt tình của người hiến máu.


Những chiếc xe vận chuyển máu chuyên dụng sẵn sàng lên đường (ảnh Vương Tuấn)

 Từ tháng 10.2011, thực hiện đề án của Bộ Y tế về “vận chuyển máu tới các bệnh viện trong và ngoài diện bao phủ”, họ lại tiếp tục đồng hành trên những chặng đường mang máu đến bệnh viện, bất kể từ miền núi đến đồng bằng. Anh Nguyễn Văn Bộ còn nhớ như in một lần đưa máu đến Hà Giang, đi từ 8 giờ tối và 2 ngày sau mới trở về viện; lại có những chuyến đi xa gặp sương mù, đường đi rất khó khăn; chuyến đi gần thì gặp trời mưa có nhân viên không may trượt chân ngã... Bất kể thời gian nào trong ngày, hễ nhận được dự trù của các bệnh viện là những “công nhân” này lại sẵn sàng lên đường.

 Bác sĩ Khuất Minh Tiến - Trưởng Khoa Lưu trữ và phân phối máu - chia sẻ: “Số lượng nhân viên của khoa không nhiều, công việc có thể bất chợt, nhiều khi đi quãng đường rất xa, nhưng chỉ cung cấp vài ba đơn vị máu; việc phải ăn trưa dọc đường vào lúc 3 giờ chiều đã trở nên quá đỗi bình thường”. Sinh hoạt cá nhân bị đảo lộn, nhưng hiểu được giá trị của những chuyến xe “nhọc nhằn” đưa máu đến với từng bệnh viện, hiểu rằng cách làm này đang góp phần chủ động hơn trong việc điều tiết máu, mỗi nhân viên cảm thấy ấm lòng với công việc và sứ mệnh của mình.

 Anh Nguyễn Văn Thành - lái xe của viện đã 7 năm nay, từng “dẫn đường” hàng nghìn chuyến xe đến với người hiến máu và bệnh nhân cần máu - cho biết: “Tổ xe chúng tôi chỉ có 11 người, nhưng mỗi năm trung bình vượt quãng đường trên 200.000km, có ngày phải chạy 10 chuyến chuyển máu đến từng bệnh viện. Việc lên đường lúc 12 giờ đêm, hay có lần vừa rời khỏi bệnh viện, nhưng có bệnh nhân cấp cứu chúng tôi lại ngược xe quay trở lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã là chuyện khá quen thuộc”.
 Quả thật vận chuyển thì muôn màu muôn vẻ với nhiều kiểu vận chuyển như vận chuyển hàng hóa, chuyển người, chuyển nhà, chuyển văn phòng....và cả chuyển máu.

 Mỗi khi tổ chức hiến máu ngoại tỉnh là ê kíp lại bắt đầu công việc một ngày mới từ lúc 4h sáng (ảnh Vương Tuấn)
Chuyên mục:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!