Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Chuyện viễn tưởng hay tương lai nhiều năm nữa?
Những bước nhảy xuyên thời gian và không gian dường như đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn đọc qua những bộ phim hay những cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Mặc dù những ý tưởng này cũng dựa trên một số giả thuyết khoa học, nhưng cũng như du hành xuyên thời gian hay dịch chuyển đồ vật, thậm chí chuyển nhà cửa tức thời, chúng vẫn chỉ là những ước mơ có vẻ như còn khá xa xôi trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nỗ lực hết mình để tạo ra một chiếc tàu vũ trụ gần đạt đến đẳng cấp Star Trek – đó chính là tàu vũ trụ phản vật chất.

Không ai có thể gia tốc một vật đến tốc độ ánh sáng, tuy nhiên, phương thức vận chuyển dựa trên lý thuyết phản vật chất này có thể giúp chúng ta di chuyển nhanh hơn rất nhiều. Một động cơ vật chất – phản vật chất có thể đưa con người ra xa khỏi hệ mặt trời và đi đến những nơi mà một động cơ thông thường không thể làm nổi.
Hãy cùng đi đến thời điểm vài thập kỷ trong tương lai và khám phá sự thật về con tàu mơ ước này.
Phản vật chất là gì?
Đây không phải là một câu hỏi khó. Phản vật chất, như tên gọi của nó, là một khái niệm đối nghịch với vật chất – vật liệu chính tạo nên vũ trụ của chúng ta. Phản vật chất mới chỉ được khám phá ra trong thời gian gần đây, và sự tồn tại của nó cũng mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết.
Năm 1928, nhà vật lý học người Anh Paul A.M. Dirac đã xem xét lại biểu thức nổi tiếng của Einstein E = mc2, ông cho rằng, Einstein đã không tính đến trường hợp m trong biểu thức này cũng có thể có giá trị âm. Biểu thức mới của Dirac, E= + hay – mc2 cho phép tính đến sự tồn tại của các hạt phản vật chất trong vũ trụ của chúng ta. Các nhà khoa học đã dựa vào đó để chứng minh sự tồn tại của phản vật chất.
Những hạt đó, thực chất là các hình chiếu của các hạt vật chất thông thường. Mỗi hạt phản vật chất có khối lượng tương đương với các hạt vật chất song hành cùng nó, nhưng tích điện trái dấu. Sau đây là một vài hạt phản vật chất đã được tìm ra ở thế kỷ 20:

Positron: Electron với điện tích dương thay vì âm. Được tìm ra bởi Carl Anderson vào năm 1932, positron chính là bằng chứng đầu tiên cho sự tồn tại của phản vật chất.
Anti-proton: Proton tích điện âm thay vì dương. Được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1955 bởi các nhà nghiên cứu tại Berkeley Bevatron.
Anti-atom hay phản nguyên tử: Bằng cách ghép cặp positron và anti-proton, các nhà khoa học tại CERN đã lần đầu tiên tạo ra các hạt phản nguyên tử. Chính xác là đã có 9 hạt được tạo ra, và mỗi hạt chỉ tồn tại trong khoảng thời gian là 40 nano giây. Đến năm 1998, CERN đã thúc đẩy quá trình này đến mức có thể tạo ra 2000 hạt mỗi giờ.
Khi các hạt phản vật chất tiếp xúc với các hạt vật chất, những hạt đối lập nhau này sẽ va đập vào nhau để tạo ra một vụ nổ, từ đó sinh ra một bức xạ thuần túy có khả năng duy chuyển ra khỏi điểm xuất phát của vụ nổ với tốc độ ánh sáng. Tất cả những hạt tham gia vào vụ nổ này đều bị tiêu hủy hoàn toàn, để lại những hạt có cấu trúc dưới nguyên tử. Khối lượng của các hạt này đều được chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng cho vụ nổ - và các nhà khoa học tin rằng nguồn năng lượng này lớn hơn nguồn năng lượng sinh ra dưới bất kỳ hình thức hay phương pháp nào khác.

Điều gì ngăn chúng ta sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ này? Điều đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất: sự tồn tại của các hạt phản vật chất trong vũ trụ là cực kỳ hiếm. Nếu lượng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ là cân bằng nhau, nhiều khả năng là chúng ta đã bị bóp vụn dưới sức ép tỏa ra từ phản ứng giữa chúng.
Rất có khả năng là số lượng các hạt vật chất đã áp đảo các hạt phản vật chất ngay từ thời điểm đầu tiên của sự hình thành vũ trụ: vụ nổ Big Bang. Như đã khẳng định ở trên, sư va đập giữa vật chất và phản vật chất sẽ tiêu hủy cả 2 thành phần này. Và bởi vật chất là thứ giờ đây chiếm ưu thế tuyệt đối trong vũ trụ - rất có khả năng chúng chỉ là những gì còn sót lại. Rất có thể, chẳng còn hạt phản vật chất tự nhiên nào sống sót cho đến ngày nay.
Chúng ta, bởi thế, phải tự mình tái sinh những hạt phản vật chất này. Các nhà khoa học tại CERN đã phát minh ra thứ công nghệ sản sinh ra phản vật chất, được đặt tên là công nghệ va đập nguyên tử. Họ tạo ra một đường hầm đủ dài với hình tròn, được lắp đặt nhiều bẫy từ trường. Khi các hạt nguyên tử được thả vào đây, chúng sẽ được gia tốc đủ lớn để đạt được tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, và khi chúng va đập vào một mục tiêu nào đó, các hạt này sẽ bị phá vỡ thành từng mảnh nhỏ, từ đó tạo ra các hạt cấu trúc dưới nguyên tử. Một trong số những hạt này sẽ bị phân tách ra bởi các bẫy từ trường.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể tạo ra khoảng 1 cho đến 2 picogram phản proton mỗi năm. 1 picogram chỉ có giá trị bằng một phần một tỷ gram. Dễ hình dung hơn, lượng phản vật chất mà CERN tạo ra mỗi năm sẽ cung cấp đủ năng lượng để thắp sáng một bóng đèn 100W trong vòng… 3 giây. Và chúng ta cần đến hàng tấn phản proton mới mong tạo ra được một con tàu có khả năng du hành xuyên không gian và thời gian.

Sự khát khao tìm tòi và khám phá luôn là động lực lớn nhất giúp loài người phát triển. Chúng ta đã đặt chân ra ngoài Trái đất, nhưng chưa bao giờ chúng ta muốn dừng lại. Phản vật chất, dịch chuyển tức thời, du hành xuyên thời gian – liệu có một ngày tất cả những điều này sẽ trở thành hiện thực? Hãy cùng chờ vào lời giải đáp đến từ những bộ óc lỗi lạc trong tương lai.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Họ là những người mang sứ mệnh nối nhịp cầu nhân ái giữa những tấm lòng thiện nguyện và người bệnh cần máu. Đó là các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học -   Truyền máu T.Ư - những “công nhân” tiếp nhận máu và đưa máu tới từng bệnh viện, từng bệnh nhân.
Đón xuân theo cách riêng
Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ tết, nếu như các cơ quan vẫn đang háo hức vui xuân, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới thì các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư lại sẵn sàng với chương trình hiến máu đầu xuân. Đây là hoạt động truyền thống mỗi dịp xuân về  được viện tổ chức từ nhiều năm nay với mục đích khắc phục tình trạng khó khăn về nguồn người hiến máu.

 Điểm mới của ngày hội năm nay là việc chia thành 2 giai đoạn cụ thể: 50% cán bộ, nhân viên đủ sức khỏe hiến máu vào thời điểm cận tết và số còn lại vào ngày đầu tiên sau nghỉ tết. Việc tốt thì dễ nhận được sự đồng thuận, nên năm nay, ngày hiến máu có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội như: Tổng đài thông tin Y tế - Sức khỏe 1062 - Viettel, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã...
GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư - cho biết: “Không chỉ chờ đợi đến khi viện phát động, nhiều cán bộ, nhân viên đã chủ động hiến máu thường xuyên, hiến thành phần máu; nhiều người đã có số lần hiến máu lên tới 30 - 40 lần...”.
 Hễ gọi là lên đường
 Ngày làm việc bình thường của những “công nhân” này nhiều khi bắt đầu từ 5 giờ sáng - lúc những chuyến xe tiếp nhận máu đầu tiên lăn bánh đến các điểm hiến máu tại Bắc Giang hay Nam Định... Hồ hởi nói về công việc của mình, kỹ thuật viên Nguyễn Viết Tùng - nhân viên tiếp nhận máu - chia sẻ: “Chính sự nhiệt tình của người hiến máu khiến chúng tôi thấy mọi vất vả sớm hôm của mình cũng không thấm vào đâu.
Công việc đặc thù, thường phải đi sớm về muộn, nhưng điều thú vị là gắn với cộng đồng, được tiếp xúc với nhiều người và là việc nhân đạo nên luôn thấy tâm mình thanh thản. Chứng kiến hình ảnh những gia đình bố con, mẹ con cùng hiến máu, nhiều người lên lịch hiến máu đều đặn khi đủ điều kiện thì những khó khăn đó cũng không thấm vào đâu so với sự nhiệt tình của người hiến máu.
 
Những chiếc xe vận chuyển máu chuyên dụng sẵn sàng lên đường (ảnh Vương Tuấn)

 Từ tháng 10.2011, thực hiện đề án của Bộ Y tế về “vận chuyển máu tới các bệnh viện trong và ngoài diện bao phủ”, họ lại tiếp tục đồng hành trên những chặng đường mang máu đến bệnh viện, bất kể từ miền núi đến đồng bằng. Anh Nguyễn Văn Bộ còn nhớ như in một lần đưa máu đến Hà Giang, đi từ 8 giờ tối và 2 ngày sau mới trở về viện; lại có những chuyến đi xa gặp sương mù, đường đi rất khó khăn; chuyến đi gần thì gặp trời mưa có nhân viên không may trượt chân ngã... Bất kể thời gian nào trong ngày, hễ nhận được dự trù của các bệnh viện là những “công nhân” này lại sẵn sàng lên đường.
 Bác sĩ Khuất Minh Tiến - Trưởng Khoa Lưu trữ và phân phối máu - chia sẻ: “Số lượng nhân viên của khoa không nhiều, công việc có thể bất chợt, nhiều khi đi quãng đường rất xa, nhưng chỉ cung cấp vài ba đơn vị máu; việc phải ăn trưa dọc đường vào lúc 3 giờ chiều đã trở nên quá đỗi bình thường”. Sinh hoạt cá nhân bị đảo lộn, nhưng hiểu được giá trị của những chuyến xe “nhọc nhằn” đưa máu đến với từng bệnh viện, hiểu rằng cách làm này đang góp phần chủ động hơn trong việc điều tiết máu, mỗi nhân viên cảm thấy ấm lòng với công việc và sứ mệnh của mình.
 Anh Nguyễn Văn Thành - lái xe của viện đã 7 năm nay, từng “dẫn đường” hàng nghìn chuyến xe đến với người hiến máu và bệnh nhân cần máu - cho biết: “Tổ xe chúng tôi chỉ có 11 người, nhưng mỗi năm trung bình vượt quãng đường trên 200.000km, có ngày phải chạy 10 chuyến chuyển máu đến từng bệnh viện. Việc lên đường lúc 12 giờ đêm, hay có lần vừa rời khỏi bệnh viện, nhưng có bệnh nhân cấp cứu chúng tôi lại ngược xe quay trở lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã là chuyện khá quen thuộc”.
 Theo http://laodong.com.vn

Quả thật vận chuyển thì muôn màu muôn vẻ với nhiều kiểu vận chuyển như vận chuyển hàng hóa, chuyển người, chuyển nhà, chuyển văn phòng....và cả chuyển máu.

[B]Họ là những người mang sứ mệnh nối nhịp cầu nhân ái giữa những tấm lòng thiện nguyện và người bệnh cần máu. Đó là các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học -   Truyền máu T.Ư - những “công nhân” tiếp nhận máu và đưa máu tới từng bệnh viện, từng bệnh nhân.[/B]

[B]Đón xuân theo cách riêng[/B]

Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ tết, nếu như các cơ quan vẫn đang háo hức vui xuân, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới thì các cán bộ, nhân viên tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư lại sẵn sàng với chương trình hiến máu đầu xuân. Đây là hoạt động truyền thống mỗi dịp xuân về  được viện tổ chức từ nhiều năm nay với mục đích khắc phục tình trạng khó khăn về nguồn người hiến máu.

 Mỗi khi tổ chức hiến máu ngoại tỉnh là ê kíp lại bắt đầu công việc một ngày mới từ lúc 4h sáng (ảnh Vương Tuấn)

 Điểm mới của ngày hội năm nay là việc chia thành 2 giai đoạn cụ thể: 50% cán bộ, nhân viên đủ sức khỏe hiến máu vào thời điểm cận tết và số còn lại vào ngày đầu tiên sau nghỉ tết. Việc tốt thì dễ nhận được sự đồng thuận, nên năm nay, ngày hiến máu có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội như: Tổng đài thông tin Y tế - Sức khỏe 1062 - Viettel, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã...

GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư - cho biết: “Không chỉ chờ đợi đến khi viện phát động, nhiều cán bộ, nhân viên đã chủ động hiến máu thường xuyên, hiến thành phần máu; nhiều người đã có số lần hiến máu lên tới 30 - 40 lần...”.
Hễ gọi là lên đường
 Ngày làm việc bình thường của những “công nhân” này nhiều khi bắt đầu từ 5 giờ sáng - lúc những chuyến xe tiếp nhận máu đầu tiên lăn bánh đến các điểm hiến máu tại Bắc Giang hay Nam Định... Hồ hởi nói về công việc của mình, kỹ thuật viên Nguyễn Viết Tùng - nhân viên tiếp nhận máu - chia sẻ: “Chính sự nhiệt tình của người hiến máu khiến chúng tôi thấy mọi vất vả sớm hôm của mình cũng không thấm vào đâu.

Công việc đặc thù, thường phải đi sớm về muộn, nhưng điều thú vị là gắn với cộng đồng, được tiếp xúc với nhiều người và là việc nhân đạo nên luôn thấy tâm mình thanh thản. Chứng kiến hình ảnh những gia đình bố con, mẹ con cùng hiến máu, nhiều người lên lịch hiến máu đều đặn khi đủ điều kiện thì những khó khăn đó cũng không thấm vào đâu so với sự nhiệt tình của người hiến máu.


Những chiếc xe vận chuyển máu chuyên dụng sẵn sàng lên đường (ảnh Vương Tuấn)

 Từ tháng 10.2011, thực hiện đề án của Bộ Y tế về “vận chuyển máu tới các bệnh viện trong và ngoài diện bao phủ”, họ lại tiếp tục đồng hành trên những chặng đường mang máu đến bệnh viện, bất kể từ miền núi đến đồng bằng. Anh Nguyễn Văn Bộ còn nhớ như in một lần đưa máu đến Hà Giang, đi từ 8 giờ tối và 2 ngày sau mới trở về viện; lại có những chuyến đi xa gặp sương mù, đường đi rất khó khăn; chuyến đi gần thì gặp trời mưa có nhân viên không may trượt chân ngã... Bất kể thời gian nào trong ngày, hễ nhận được dự trù của các bệnh viện là những “công nhân” này lại sẵn sàng lên đường.

 Bác sĩ Khuất Minh Tiến - Trưởng Khoa Lưu trữ và phân phối máu - chia sẻ: “Số lượng nhân viên của khoa không nhiều, công việc có thể bất chợt, nhiều khi đi quãng đường rất xa, nhưng chỉ cung cấp vài ba đơn vị máu; việc phải ăn trưa dọc đường vào lúc 3 giờ chiều đã trở nên quá đỗi bình thường”. Sinh hoạt cá nhân bị đảo lộn, nhưng hiểu được giá trị của những chuyến xe “nhọc nhằn” đưa máu đến với từng bệnh viện, hiểu rằng cách làm này đang góp phần chủ động hơn trong việc điều tiết máu, mỗi nhân viên cảm thấy ấm lòng với công việc và sứ mệnh của mình.

 Anh Nguyễn Văn Thành - lái xe của viện đã 7 năm nay, từng “dẫn đường” hàng nghìn chuyến xe đến với người hiến máu và bệnh nhân cần máu - cho biết: “Tổ xe chúng tôi chỉ có 11 người, nhưng mỗi năm trung bình vượt quãng đường trên 200.000km, có ngày phải chạy 10 chuyến chuyển máu đến từng bệnh viện. Việc lên đường lúc 12 giờ đêm, hay có lần vừa rời khỏi bệnh viện, nhưng có bệnh nhân cấp cứu chúng tôi lại ngược xe quay trở lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã là chuyện khá quen thuộc”.
 Quả thật vận chuyển thì muôn màu muôn vẻ với nhiều kiểu vận chuyển như vận chuyển hàng hóa, chuyển người, chuyển nhà, chuyển văn phòng....và cả chuyển máu.

 Mỗi khi tổ chức hiến máu ngoại tỉnh là ê kíp lại bắt đầu công việc một ngày mới từ lúc 4h sáng (ảnh Vương Tuấn)
Tổng hợp các kiểu vân chuyển nhà chuyển văn phòng hài hước nhất










Chuyển nhà – Những vấn đề bạn có thể gặp
Bạn đang mong chờ được chuyển đến sống hoặc làm việc tại một căn nhà hay văn phòng mới. Tất cả hầu như đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng khi ngày ấy đến thì bạn mới biết chuyển nhà, văn phòng không hề đơn giản.

Vấn đề khó khăn đầu tiên bạn sẽ đối mặt là thu gom, sắp xếp, đánh dấu số thứ tự, cũng như chuyển đồ đạc lên xe nếu như không có sự trợ giúp của các dịch vụ chuyển nhà. Công việc này bạn dự trù chỉ mất từ 1 đến 2 ngày nhưng do không có kinh nghiệm, thiếu nguồn nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển…..bạn sẽ tốn ít nhất cả tuần thì mọi việc mới có thể xem như tạm ổn. Ngoài ra, trong công đoạn này khả năng bị hư hỏng đồ đạc, thất thoát hay đổ vỡ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Chuyển nhà - Những vấn đề bạn có thể gặp
Chuyển nhà - Những vấn đề bạn có thể gặp

Thứ hai: Khi đến môi trường mới nếu là doanh nghiệp kinh doanh thì bạn phải mất rất nhiều thời gian chỉ dẫn, giới thiệu để khách hàng trước đây của bạn quen với địa chỉ mới. Thậm chí các kế hoạch marketing của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nếu là hộ gia đình thì việc chuyển này khi gần địa điểm cũ thì điều bạn cần quan tâm là trường học cho con nhỏ sẽ không bị thay đổi, chợ búa cũng gần nhà. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển nhà xa thì bắt buộc phải chuyển trường cho con, điều này khiến cả bạn và con đều lo lắng. Không chỉ có thế môi trường mới đôi khi sẽ gây cho trẻ con nhiều áp lực, không gian mới, bạn bè mới. Trẻ gần như phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu. Với bạn cũng vậy, bạn sẽ cần làm quen với hàng xóm mới, đăng ký thông tin, chuyển hộ khẩu sang địa phương mới,….v..v.

Và cuối cùng: Việc chuyển địa điểm mới chắc chắn sẽ tiêu tốn của bạn đáng kể nguồn kinh phí: Kinh phí cho việc thuê dịch vụ dọn nhà, chuyển văn phòng, phí mua đồ đạc mới, phía sửa chữa hư hỏng, hoặc làm mới nhà cửa..v..v…

Tóm lại, chuyển địa điểm nhà, văn phòng là vấn đề vô cùng quan trọng, vậy nên, trước khi đi đến quyết định bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Theo ArtSeed Design
http://vinamoves.com/dich-vu/chuyen-nha


Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!